Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Tháng 04 : 106
Năm 2024 : 822
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy chế làm việc năm học 2020-2021

 

QUY CHẾ LÀM VIỆC

 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 37/QĐ-LĐC, ngày 17 tháng 10 năm 2020)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi  điều chỉnh và đối tượng áp dụng

          1. Quy chế quy định về hoạt động giáo dục cho cán bộ, giáo viên và nhân viên (CBGVNV) của trường Trung học cơ sở (THCS) Lê Đình Chinh bao gồm: Quản lý hoạt động giáo dục, giảng dạy và phục vụ hoạt động giáo dục trong nhà trường.

          2. Quy chế này chỉ áp dụng đối với CBGVNV đang công tác tại trường THCS Lê Đình Chinh thuộc xã Tiên Lộc, Tiên Phước, Quảng Nam.

          Điều 2. Mục đích, yêu cầu

          1. Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi CBGVNV và tạo ra nề nếp hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.

          2. Đảm bảo tính tự giác, khách quan, công bằng trong nhà trường.

          3. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên làm cho mỗi cá nhân xác định nhiệm vụ được giao và tự giác trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.

          4. Nhà trường không lấy thời gian làm thước đo đánh giá; chỉ lấy hiệu quả, chất lượng, mức độ hoàn thành công việc làm tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên.

          Điều 3. Những quy định chung.

          1. Thời gian vào lớp, hội họp:

           - Thời gian vào lớp mùa Hè:

+ Buổi mai: 6 giờ 45 vào lớp;  7 giờ 00  vào tiết . Hội, họp: 7 giờ 30   

+ Buổi chiều: 13 giờ 00 vào lớp; 13 giờ 15 vào tiết. Hội, họp: 14 giờ 00

 - Thời gian vào lớp mùa Đông:

+ Buổi mai: 7 giờ 00 vào lớp;   7 giờ 15  vào tiết .  Hội, họp: 8 giờ 00   

+ Buổi chiều: 12 giờ 45 vào lớp; 13 giờ 00 vào tiết. Hội, họp:13 giờ 30

- Giao ban các bộ phận, gồm: Hiệu trưởng (HT), Phó Hiệu trưởng (PHT), Tổ trưởng chuyên môn (TTCM), Tổng phụ trách (TPT) Đội, Kế toán, Thư ký hội đồng (TKHĐ) và mời Chủ tich Công đoàn (CTCĐ) tham gia. Thời gian họp giao ban: Vào thứ 2 đầu tuần, khi cần thiết và sẽ có thông báo.

2. Trang phục, tác phong của CBGVNV khi đến cơ quan, khi giảng dạy và lễ, hội:

* Trang phục:

- Đối với nam: Mặc âu phục luôn bỏ áo vào quần, đi giày hoặc dép có quai hậu, trong lễ hội phải có cà vạt.

  - Đối với nữ: Mặc trang phục áo dài khi lên lớp và khi lễ, hội.

* Tác phong:

  - Khi lên lớp hoặc hội họp phải đúng thời gian quy định; không làm việc riêng; tắt điện thoại di động; không hút thuốc trong giờ dạy hoặc đang hội họp.

3. Nghỉ dạy hay nghỉ hội họp: Khi CBGVNV nhà trường nghỉ phải có lý do chính đáng và báo cáo cho tổ chuyên môn hoặc HT hay PHT biết trước ít nhất 1 buổi để phân công người dạy thay. Tuyệt đối không được nghỉ trước, báo sau.

- Trường hợp nghỉ ốm dài ngày phải có giấy tờ hợp lệ và giải quyết theo nguyên tắc hiện hành của Nhà nước.

4. Chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức: CBGVNV phải chấp hành nghiêm sự phân công của HT, PHT, TTCM và các bộ phận được HT giao chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ, trên nguyên tắc chấp hành trước, khiếu nại sau.

5. Hồ sơ sổ sách của các bộ phận: Hồ sơ, sổ sách của nhà trường và các bộ phận thực hiện theo Điều lệ trường Trung học và Công văn 1395/CV-SGDĐT ngày 14/9/2016 và theo biểu mẫu thống nhất chung của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định. (trừ các loại hồ sơ mà SGDĐT không quy định).

-  Giáo viên, giáo án soạn trên máy tính phải ghi cập nhật ngày soạn, ngày giảng, tên giáo viên và cuối bài soạn có phần điều chỉnh, bổ sung. Phần điều chỉnh, bổ sung ghi bằng tay.

6. Về công tác thông tin, báo cáo: Tất cả các bộ phận trong nhà trường thực hiện nghiêm túc thông tin báo cáo đúng biểu mẫu, đúng thời gian. Tất cả các báo cáo của bộ phận, của GV cho phòng GDĐT huyện cũng như báo cáo cho HT, PHT đều phải bằng vi tính; khi cần thiết phải nộp bản in bông và USB để kiểm tra và lưu trữ.

Ngoài những công việc thường xuyên của các bộ phận, của giáo viên, nhân viên còn được HT nhà trường phân công thêm một số nhiệm vụ cần thiết khi có yêu cầu.

          7. Về việc sử dụng máy vi tính: CBGVNV được phân công sử dụng máy vi tính để thực hiện nhiệm vụ phải có trách nhiệm quản lý máy của mình. CBGVNV trong nhà trường cần sử dụng máy của người khác đang quản lý thì phải được sự đồng ý của họ.

CHƯƠNG II

NHIỆM VỤ CỦA CÁC HỘI ĐỒNG TRONG NHÀ TRƯỜNG

          Điều 4. Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng (HĐTĐ-KT), Hội đồng kỷ luật (HĐKL), Hội đồng nâng lương, thuyên chuyển ...

          1. Hội đồng trường do Ủy ban nhân dân (UBND) huyện hoặc Phòng GDĐT ra Quyết định thành lập. Thành phần trong Hội đồng trường và hoạt động của hội đồng theo chức năng quyền hạn của Điều lệ trường Trung học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GDĐT quy định.

          2. Các Hội đồng, các ban trong nhà trường khi có nhu cầu do Hiệu trưởng nhà trường ra Quyết định thành lập. Nhiệm vụ và cơ cấu thành phần của các hội đồng, các ban trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước và của ngành quy định và theo phẩm chất, năng lực của CBGVNV.

CHƯƠNG III

NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

          Điều 5. Hiệu trưởng

          1. Thực hiện nhiệm vụ của minh theo Điều lệ của Bộ GDĐT cũng như các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng nhà trường.

          2. Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhà trường đảm bảo tính khách quan, công bằng và theo các văn bản quy định của Nhà nước và của Ngành.

          3. Chỉ đạo các bộ phận giúp việc giải quyết đúng, đủ, chính xác về chế độ đối với CBGVNV và học sinh thuộc phạm vi mình quản lý và tạo điều kiện cho các bộ phận thực hiện nhiệm vụ được phân công đạt hiệu quả.

          4. Hiệu trưởng xây dựng và chỉ đạo thực hiện công tác tổ chức nhà trường, và xây dựng các kế hoạch: Nhiệm vụ năm học; Xây dựng kế hoạch Thi đua-Khen thưởng; kiểm tra nội bộ; bảo vệ an ninh trường học; xây dựng trường chuẩn quốc gia; kế hoạch Kiểm định chất lượng giáo dục; kế hoạch xây dựng CSVC, Kế hoạch HĐNGLL; Xã hội hóa giáo dục; thực hiện các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và của ngành; công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương, Phòng GDĐT huyện và phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể của địa phương và nhà trường.

          Điều 6. Phó Hiệu trưởng

          1. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ và các văn bản pháp quy do Nhà nước quy định, Phó HT còn được Hiệu trưởng phân công phụ trách một số nhiệm vụ của nhà trường .

          2. Tham mưu cho Hiệu trưởng những công việc do mình phụ trách. Cụ thể: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch: Chỉ đạo chuyên môn; công tác Phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) và trung học phổ thông (THPT); chỉ đạo và tổ chức hoạt động thư viện, thiết bị trường học, phòng bộ môn (Lý, Hóa, Sinh, Tin); chỉ đạo và thực hiện kế hoạch khảo sát năng lực giáo viên; Chỉ đạo và thực hiện công tác Bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ GDĐT; hội thi giáo viên cấp trường, cấp huyện và ứng dụng công nghệ thong tin (ƯDCNTT) vào dạy học; chỉ đạo kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và các hội thi cấp trường, cấp huyên của học sinh (HSG, TTVH,TTTAnh, Thực hành…); chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh, lao động trong nhà trường.

Thực hiện kế hoạch xét tốt nghiệp THCS, tuyển sinh lớp 6, ôn tập thi lại; phối hợp thực hiện dạy nghề và giải thể thao học sinh. Phân công lao động của giáo viên và sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy theo kế hoạch và chương trình dạy học do Bộ GDĐT quy định. Quản lý, cấp phát bằng TNTHCS cho học sinh; Ký học bạ các lớp hằng năm.

          3. Giải quyết cho học sinh chuyển đi, chuyển đến theo thủ tục hành chính quy định của ngành. Thống kê, tổng hợp và báo cáo chính xác, đúng biểu mẫu, đúng thời gian những nội dung công việc được giao cho Phòng GDĐT, cho HT và lưu hồ sơ.

4. Quản lý sổ điểm, học bạ của học sinh và chịu trách nhiệm trước HT công việc được giao. Xử lý công việc của HT khi HT vắng mặt, sau đó báo cáo cho HT biết.

          Điều 7. Tổng phụ trách Đội

          1. Chỉ đạo và thực hiện hoạt động đội TNTP Hồ Chí Minh theo kế hoạch của Hội đồng Đội các cấp. Được phân công làm Phó ban HĐNGLL của nhà trường.

          2. Tham mưu cho Hiệu trưởng về việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoach: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; tổ chức HĐNGLL, giáo dục truyền thống đạo đức, kỹ năng sống; kế hoạch tổ chức lao động và phân công khu vực lao động cho học sinh các lớp theo từng đợt ; xây dựng các nền nếp  của học sinh trong nhà trường (TDBS,TDGG, trang trí lớp học, ra vào lớp, 15 phút đầu giờ, 5 phút chuyển tiêt, trực tuần, theo dõi thi đua; vệ sinh hằng ngày khu vực trường, lớp…)

          3. Trực tiếp phụ trách công tác y tế trường học khi chưa có nhân viên y tế, quản lý sử dụng phòng y tế học đường và công tác vệ sinh môi trường. Phối hợp với y tế xã tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.

          4. Phối hợp tốt với GVCN, giải quyết vấn đề học tập, sinh hoạt và đạo đức học sinh và đề xuất với nhà trường khen thưởng, kỷ luật học sinh theo Điều lệ quy định.

          5. Thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ công tác Đội, HĐNGLL và chịu trách nhiệm trước HT về phần việc mình phụ trách.

CHƯƠNG IV

NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ GIÁO VIÊN

          Điều 8. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn

          1. Tổ trưởng chuyên môn do Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm.Tổ trưởng chuyên môn ngoài việc thực hiện theo các văn bản pháp quy do ngành quy định, còn có nhiệm vụ giúp cho Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện công việc do HT,PHT chỉ đạo theo  tuần, tháng, học kỳ và cả năm về các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

          2. Xây dựng và đề xuất kế hoạch hoạt động của tổ; thiết lập đầy đủ và đảm bảo nội dung các loại HSSS theo quy định và chịu trách nhiệm trước HT, PHT về chỉ đạo, thực hiên công việc chuyên môn và các hoạt động giáo dục của tổ mình phụ trách. Kiểm tra HSSS của GV trong tổ ít nhất 1lần/GV/HK

3. Thông tin, báo cáo đúng thời gian, nội dung theo chỉ đạo của HT, PHT và đề xuất, phản ánh những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của giáo viên trong tổ cho HT, PHT và các tổ chức trong nhà trường kịp thời, trung thực.

          4. Được phép giải quyết cho giáo viên của tổ nghỉ 1 buổi có lý do chính đáng và báo cáo cho HT hoặc PHT biết. Có trách nhiệm phân công GV trong tổ dạy kê, thay khi có GV nghỉ ốm dài ngày.

          Điều 9. Nhiệm vụ của tổ phó chuyên môn

          1. Tổ phó chuyên môn do HT bổ nhiệm và được tổ trưởng chuyên môn phân công phụ trách một số nhiệm vụ chuyên môn của tổ. Cùng với tổ trưởng chịu trách nhiệm trước HT, PHT về nhiệm vụ được giao của tổ.

          2. Tổ phó chuyên môn làm tổ trưởng Công đoàn có trách nhiệm phối hợp cùng tổ trưởng vận động giáo viên trong tổ thực hiện tốt quy chế chuyên môn tham gia giải quyết những kiến nghị, đề xuất của giáo viên trong tổ, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thuộc tổ quản lý.

          3. Xử lý công việc của tổ khi tổ trưởng vắng mặt.

          Điều 10. Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn

          1.  GVCN, GVBM thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ trường học và các văn bản pháp quy của ngành còn được HT, PHT và tổ trưởng phân công thêm một số nhiệm vụ khi cần thiết.

          2. GVCN lớp có trách nhiệm thiết lập hoặc hướng dẫn cho học sinh thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định của nhà trường, của TPT Đội. Triển khai và vận động phụ huynh, học sinh thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường. Có trách nhiệm kiến nghị, đề xuất với tổ chuyên môn, với nhà trường về những nguyện vọng chính đáng  của phụ huynh, học sinh và đề nghị khen thưởng, kỷ luật học sinh theo đúng trình tự thủ tục quy định.

          3. Nắm bắt và phân loại các đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp; phản ánh kịp thời cho nhà trường về tình hình học sinh của lớp và có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với ban đại diện phụ huynh lớp nhằm giáo dục, vận động, giúp đỡ học sinh có nguy bỏ học giữa chừng.

          4. GVCN phối hợp với kế toán triển khai các chế độ chính sách đến với học sinh và thực thu các khoản quy định của Nhà nước (Học phí, BHYT…). Phân công học sinh thực hiện vệ sinh trường, lớp trực tuần theo khu vực đã được phân công.

          5. GVBM phối hợp cùng GVCN giáo dục học sinh và phản ánh tình hình học tập của cá nhân, của tập thể lớp trong giờ giảng dạy của mình cho GVCN và nhà trường. Lưu ý đến học sinh cá biệt, học sinh dân tộc, học sinh khuyết tật, học sinh lưu ban nhiều năm…

          Điều 11. Giáo viên Thư viện-Thiết bị, phòng bộ môn

          1. Giáo viên phụ trách Thư viện: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và kế hoạch xây dựng thư viện theo Quyết định 01/BGD&ĐT ( Thư viện chuẩn quốc gia); thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ; xử lý nghiệp vụ và cho giao viên, học sinh mượn, thu hồi sách hằng năm. Có trách nhiệm kiến nghị, đề xuất bổ sung nguồn sách còn thiếu, CSVC phục vụ cho thư viện. Tổ chức kiểm kê, phân loại sách và báo cáo cho nhà trường theo học kỳ, năm; chịu trách nhiệm trước nhà trường về công việc của mình.

          2. Giáo viên phụ trách Thiết bị-ĐDDH: Quản lý và theo dõi giáo viên mượn, sử dụng ĐDDH. Thiết lập đủ các loại hồ sơ thiết bị- ĐDDH của nhà trường. Kiểm kê hằng năm theo chỉ đạo của HT và có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động của bộ phận. Cấp phát văn bằng tốt nghiệp THCS cho học sinh; tưới bồn hoa cây cảnh trong khuôn viên nhà trường các thứ 2,4,6 hàng tuần. Chịu trách nhiệm trước HT về phần việc của mình được phân công. Có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị bổ sung thiết bị-ĐDDH còn thiếu nhằm phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên.

          3. Giáo viên phụ trách và giáo viên giảng dạy tại phòng bộ môn:

          + Giáo viên phụ trách phòng bộ môn: Có trách nhiệm quản lý và theo dõi việc sử dụng ĐDDH, kiểm kê, đối chiếu danh mục TB-ĐDDH do mình quản lý. Có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị cho nhà trường mua sắm thiết bị để phục vụ dạy học. Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời những mất mát, hư hỏng báo cáo cho nhà trường.

          + Giáo viên giảng dạy tại các phòng bộ môn: Có trách nhiệm quán triệt nội quy sử dụng TB-ĐDDH, quản lý và hướng dẫn học sinh thực hành theo nội dung đang học, tuyệt đối không để học sinh tùy tiện tháo gỡ TB-ĐDDH.

CHƯƠNG V

NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN

          Điều 12. Nhiệm vụ của Kế toán

          1. Kế toán nhà trường ngoài việc thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp quy về kế toán tài chính còn được HT phân công một số việc, cụ thể: Theo dõi tài sản nhà trường; lập kế hoạch và dự trù kinh phí để tham mưu cho HT tu sửa, mua sắm tài sản nhà trường; tổ chức kiểm kê tài sản vào ngày 01 tháng 01 hằng năm và khấu hao tài sản theo quy định của Nhà nước.

          2. Có trách nhiệm công khai và báo cáo cho HT về tài chính nhà trường hằng tháng, quý, năm và tham mưu cho HT giải quyết đúng, đủ, kịp thời chế độ chính sách cho CBGVNV và học sinh của nhà trường theo quy định của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ.

          3. Thiết lập đầy đủ, chính xác và kịp thời các loại hồ sơ sổ sách KT-TC và lưu trữ không thời hạn các loại hồ sơ tài chính; đồng thời hướng dẫn cho các bộ phận thiết lập các loại hồ sơ tài chính theo đúng quy định của Nhà nước. Ngoài những việc làm thường xuyên hằng ngày của K.Toán còn được HT, PHT phân công làm một số việc khác khi có yêu cầu.

          Điều 13. Nhiệm vụ của nhân viên Văn thư

          1. Tiếp nhận, xử lý và ghi sổ các loại Công văn đi, đến của nhà trường. Tham mưu cho HT, PHT về các loại công văn đã nhận và cần giải quyết; sau khi HT, PHT xử lý xong có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định.

          2. Chịu trách nhiệm chuyển Công văn đi, đến theo yêu cầu của HT, PHT nhà trường đúng thời gian quy định. Ghi lịch công tác hằng tuần niêm yết tại VP nhà trường. Dự thảo các văn bản do HT, PHT chỉ đạo và trình HT, PHT phê duyệt trước khi phát hành.

          3. Quản lý và thường xuyên theo dõi thông tin trên kênh điều hành của Phòng GDĐT để trình HT, PHT chỉ dạo thực hiện đảm bảo thời gian quy định.

          4. Chịu trách nhiệm đề xuất và mua sắm VPP,Vật RTMH của nhà trường khi được phân công. Ngoài những việc làm thường xuyên hằng ngày của nhân viên VP còn được HT, PHT phân công làm một số việc khác khi có yêu cầu.

          Điều 14. Nhiệm cụ của nhân viên thiết bị

          1. Phụ trách phòng thiết bị dạy học của nhà trường; theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong học kỳ, cả năm.

          2. Thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ quy định của phòng Thiết bị, đề xuất mua sắm thiết bị còn thiếu và thanh lý thiết bị hư hỏng…

          3. Có trách nhiệm bảo quản thiết bị dạy học và tham mưu cho lãnh đạo nhà trường các biện pháp bảo quản thiết bị.

          Điều 15. Nhiệm vụ của bảo vệ

          1. Bảo vệ tài sản nhà trường 24/24 và đề xuất với HT tu sửa, mua sắm vật dụng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tu sửa, bảo quản những vật dụng nhà trường và có trách nhiệm kiểm kê vật RTMH, bàn ghế GV,HS; bảng, tủ, hệ thống điện, âm thanh, quạt và những vật dụng ở phòng làm việc, văn phòng, hội trường..

          2. Chịu trách nhiệm trước HT về việc mất mát tài sản nhà trường. Thường xuyên có mặt tại trường vào giờ tan học và trước giờ vào lớp và nhất là vào ban đêm nhằm bảo vệ tốt tài sản của nhà trường. Kịp thời phát hiện và báo cáo những mất mát tài sản cho các cơ quan chức năng và HT hoặc PHT nhà trường xử lý.

          3. Trong những ngày lễ, ngày nghỉ không có học sinh, bảo vệ có trách nhiệm quét dọn sân trường, tưới cây cảnh (nếu có) ít nhất 3 lần/tuần khi trời nắng.

          4. Đảm bảo đủ nước uống, nước rửa và vệ sinh hằng ngày tại phòng làm việc, văn phòng và hội trường. Ngoài những việc làm thường xuyên hằng ngày của nhân viên bảo vệ còn được HT, PHT phân công làm một số việc khác khi có yêu cầu.

CHƯƠNG VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

          Điều 16. Khen thưởng

          Cá nhân, tổ chức ( bộ phận) trong nhà trường thực hiện tốt được xét các danh hiệu thi đua và được đề nghị khen thưởng theo quy định của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.

          Điều 17. Xử lý vi phạm

          Cá nhân, tổ chức (bộ phận) vi phạm quy định của quy chế hoạt động trong nhà trường  thì bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.

          Điều 18. Điều khoản thực hiện

          1. Tất cả CBGVNV nhà trường thực hiện nhiệm vụ của mình theo các văn bản pháp quy do Đảng, Nhà nước và ngành quy định. Ngoài những quy định ở các văn bản pháp quy thì CBGVNV trường THCS Lê Đình Chinh thực hiện theo Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên này.

          2. Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên chỉ áp dụng cho CBGVNVcủa trường THCS Lê Đình Chinh và được CBGVNV nhà trường tham gia  góp ý và cùng thống nhất thực hiện.

          3. Những phát phát sinh trong quá trình thực hiện nhưng chưa có trong văn bản nào của Đảng, Nhà nước, của ngành và của quy chế hoạt động này thì hội đồng liên tịch nhà trường sẽ thống nhất bổ sung và triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:           

- Chi bộ (báo cáo);

- Công đoàn trương ( phối hợp);

- Các bộ phận và tổ CM ( thực hiện);

- Lưu: VP trường.

 

                                                 

HIỆU  TRƯỞNG

Chung Thị Thanh Ngọc

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới